VÌ SAO MỠ MÁU Ở NGƯỜI TRẺ NGÀY CÀNG GIA TĂNG? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ KIỂM SOÁT

VÌ SAO MỠ MÁU Ở NGƯỜI TRẺ NGÀY CÀNG GIA TĂNG? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ KIỂM SOÁT

Mỡ máu cao (hay còn gọi là rối loạn lipid máu) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể, liên quan trực tiếp đến các bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Trước đây vốn được coi là "bệnh của người lớn tuổi", nhưng hiện nay mỡ máu cao ở người trẻ đang gia tăng đáng báo động tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mỡ máu cao là gì, vì sao ngày càng trẻ hóa, dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả.

1. Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao là tình trạng bất thường trong chuyển hóa các loại chất béo trong máu, chủ yếu gồm cholesterol và triglyceride. Trong đó:

  • Cholesterol LDL ("xấu"): Khi tăng cao, dễ tích tụ tạo mảng xơ vữa trong động mạch, làm tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ.
  • Cholesterol HDL ("tốt"): Giúp loại bỏ cholesterol khỏi mạch máu, bảo vệ tim mạch.
  • Triglyceride: Nguồn năng lượng quan trọng, nhưng nếu ở mức cao, cũng góp phần hình thành mảng bám động mạch.

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, ngưỡng an toàn của một số chỉ số lipid như sau: (*)

  • Cholesterol toàn phần từ 5,2-6,2mmol/l (từ 200-239mg/dl) là ở ngưỡng bình thường;
  • Triglycerid bình thường từ 2,26-4,5mmol/l (từ 200-400mg/dl); 
  • HDL (cholesterol tốt) mức bình thường là dưới 0,9mmol/l (dưới 35mg/l);
  • LDL (cholesterol xấu) bình thường là dưới 3,4mmol/l (dưới 130mg/dl).

Lưu ý, ngưỡng này có thể thay đổi tùy theo kết quả xét nghiệm và khuyến nghị của bác sĩ.

2. Mỡ máu cao: Không chỉ ngày càng phổ biến mà còn trẻ hoá nhanh chóng

Mỡ máu cao từng được xem là "bệnh của người lớn tuổi", nhưng nay đang ngày càng phổ biến ở người trẻ.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, kết quả điều tra quốc gia gần đây cho thấy tỷ lệ người có cholesterol toàn phần cao (≥ 5,0 mmol/L) đã tăng từ 30,2% lên 44,1% — tức gần một nửa dân số đang trong vùng nguy cơ. (*)

2.1. Nguyên nhân gây mỡ máu cao ở người trẻ

1. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh (*)

Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, snack, nước ngọt, trà sữa... là những món khoái khẩu của giới trẻ. Nhưng các thực phẩm này lại chứa nhiều chất béo bão hòa và transfat – tác nhân khiến cholesterol xấu (LDL) tăng vọt.

Một khảo sát năm 2024 cho thấy:
64% người trẻ Việt ăn đồ chiên rán 2–3 lần/tuần, và gần 80% uống nước ngọt mỗi ngày.

2. Lối sống ít vận động
Ngồi nhiều – đặc biệt với dân văn phòng, học sinh, sinh viên – làm chậm quá trình chuyển hoá chất béo, tăng tích tụ mỡ nội tạng và rối loạn mỡ máu.

3. Stress, thiếu ngủ, đảo lộn nhịp sinh học
Thức khuya, ngủ không đủ giấc và căng thẳng kéo dài làm tăng hormone cortisol, kích thích gan sản xuất nhiều cholesterol hơn. Lâu ngày, gan bị quá tải, mỡ máu càng dễ tăng.

4. Rượu bia, thuốc lá
Người trẻ hút thuốc, uống rượu bia ngày càng nhiều. Các chất này phá huỷ thành mạch, rối loạn chuyển hoá mỡ, đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu.

2.2. Hậu quả của mỡ máu cao ở người trẻ

Mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ rệt, khiến nhiều người trẻ chủ quan và chỉ phát hiện khi bệnh đã tiến triển.

Nếu kéo dài không kiểm soát, hậu quả có thể rất nghiêm trọng:

  • Xơ vữa động mạch sớm → Đột quỵ, nhồi máu cơ tim ngay từ tuổi 30–40.
  • Gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2 – bệnh chuyển hoá thường thấy ở người lớn tuổi, nhưng ngày càng trẻ hoá.
  • Rối loạn nội tiết, béo phì, huyết áp cao, ảnh hưởng đến sinh sản và chất lượng sống.

3. Dấu hiệu nhận biết bản thân bị mỡ máu cao

Thật ra mỡ máu cao là “kẻ giấu mặt” – thường diễn tiến âm thầm qua nhiều năm mà không có biểu hiện rõ ràng và cụ thể. Đa số chỉ phát hiện khi làm xét nghiệm máu, hoặc khi đã có biến chứng như:

  • Xơ vữa động mạch sớm
  • Đột quỵ não, nhồi máu cơ tim dù còn trẻ (30–40 tuổi)
  • Gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2
  • Béo phì, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Trong một số trường hợp đặc biệt, như người bị tăng cholesterol máu do di truyền, có thể xuất hiện một số dấu hiệu lâm sàng như:

  • U vàng gân (Tendon xanthomas): Các khối sưng mềm xuất hiện ở khớp ngón tay, đầu gối hoặc gân gót chân.
  • Ban vàng mí mắt (Xanthelasma): Những mảng vàng nhỏ quanh mí mắt trên hoặc dưới, do tích tụ cholesterol.
  • Vòng trắng quanh tròng đen (Arcus corneae): Vòng trắng mờ xuất hiện quanh mống mắt, dễ thấy ở người trẻ có cholesterol rất cao.

4. Thói quen giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả

4.1. Ăn uống lành mạnh, chọn thực phẩm tốt cho tim mạch

  • Hạn chế chất béo bão hòa (thịt đỏ, sữa béo): Giảm LDL – cholesterol “xấu”.
  • Tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa (bơ thực vật, bánh quy đóng gói).
  • Bổ sung axit béo omega-3 (cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạnh nhân): Tốt cho tim và huyết áp.
  • Tăng chất xơ hòa tan (yến mạch, táo, lê, đậu): Giúp giảm hấp thu cholesterol.
  • Thêm whey protein vào khẩu phần: Giúp giảm cholesterol LDL và huyết áp.

4.2. Tập thể dục đều đặn vừa sức

  • Tối thiểu 150 phút/tuần với các hoạt động như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chơi các môn thể thao,...
  • Vận động thường xuyên giúp tăng HDL (cholesterol tốt) và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
  • Lưu ý: Hãy bắt đầu từ từ nếu bạn chưa quen vận động và tránh tập luyện quá sức gây ảnh hưởng tim mạch.

4.3. Từ bỏ thuốc lá – Hành trình nhỏ cho thay đổi lớn

Việc từ bỏ thuốc lá không chỉ tốt cho phổi mà còn mang lại lợi ích rõ rệt cho tim mạch và các chỉ số mỡ máu. Dù bạn đã hút thuốc trong thời gian dài, việc dừng lại ngay hôm nay vẫn có thể tạo ra những cải thiện đáng kể cho sức khỏe.

Lợi ích theo thời gian khi bạn ngưng hút thuốc:

  • Chỉ sau 20 phút: Huyết áp và nhịp tim bắt đầu trở về mức ổn định.
  • Sau 3 tháng: Tuần hoàn máu được cải thiện, phổi hoạt động hiệu quả hơn.
  • Sau 1 năm: Nguy cơ mắc bệnh tim giảm gần một nửa so với người tiếp tục hút thuốc.

Việc từ bỏ thuốc lá không hề dễ, nhưng bạn không cần phải đơn độc trong hành trình này. Hãy tìm đến sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hoặc các chuyên gia y tế để có chiến lược phù hợp.

4.4. Giảm cân nhẹ nhàng

Chỉ cần giảm vài kilogram, bạn đã có thể thấy sự cải thiện rõ rệt trong các chỉ số mỡ máu và huyết áp. Không cần ép mình ăn kiêng khắc nghiệt, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bằng những thay đổi đơn giản và dễ thực hiện:

  • Thay đồ uống có đường bằng nước lọc hoặc trà thảo mộc, nước detox,...
  • Khi muốn ăn vặt, hãy ưu tiên trái cây tươi, hạt dinh dưỡng hoặc sữa chua ít béo.
  • Ăn uống có chọn lọc hơn, tránh xa "fast-food", thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ,...

4.5. Uống rượu có kiểm soát

Uống rượu có thể làm tăng HDL, nhưng không nên sử dụng thường xuyên và quá nhiều. Bạn có thể uống uống trong giới hạn ở mức sau:

  • 1 ly/ngày cho phụ nữ và nam giới > 65 tuổi
  • 2 ly/ngày cho nam giới < 65 tuổi

Lưu ý: Uống quá mức gây nguy cơ cao huyết áp, suy tim, đột quỵ.

4.6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ – Đừng chờ đến khi có triệu chứng

Mỡ máu cao thường không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi gây biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Vì vậy hãy xét nghiệm lipid máu ít nhất 1 lần/năm, đặc biệt khi bạn nằm trong các nhóm sau:

  • Trên 30 tuổi
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, mỡ máu cao, tiểu đường
  • Hoặc đang gặp các vấn đề như thừa cân, huyết áp cao, lối sống ít vận động

Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn điều chỉnh lối sống hoặc điều trị kịp thời, giảm nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng.

4.7. Cân nhắc sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên

Bên cạnh, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa nattokinase – một enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men Nhật Bản.

Nattokinase được nghiên cứu có khả năng hỗ trợ phân hủy cục máu đông, cải thiện tuần hoàn máu và ổn định huyết áp. Việc kết hợp nattokinase với lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng do mỡ máu cao gây ra.

Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân và các loại thuốc đang dùng. Và nếu bạn hoặc người thân đã được chẩn đoán mỡ máu cao, hãy tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Việc tự ý ngưng thuốc hoặc dùng không đều có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận