Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, ho kéo dài kèm theo ngứa cổ họng có thể gây khó chịu, đặc biệt là khi xuất hiện vào ban đêm hoặc khi bạn mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, hay cảm cúm. Để giảm nhanh các triệu chứng này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ho và lựa chọn các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những cách trị ho ngứa cổ họng hiệu quả tại nhà, cũng như giới thiệu các thảo dược hỗ trợ giảm ho.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Ho Ngứa Cổ Họng
Trước khi tìm hiểu cách trị ho, hãy điểm qua một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngứa cổ họng ho.
1. Viêm Họng
Viêm họng do vi khuẩn hoặc virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngứa cổ họng ho. Các triệu chứng thường kèm theo đau rát cổ, ho khan, khó nuốt, khản tiếng.
2. Viêm Phế Quản
Viêm phế quản là một trong những nguyên nhân chính gây ho kéo dài, đi kèm với triệu chứng khó thở, khò khè, và đờm nhầy. Viêm nhiễm ở đường thở gây ngứa rát, dẫn đến các cơn ho liên tục, đặc biệt là vào ban đêm.
3. Dị Ứng
Phấn hoa, bụi bẩn, hoặc các chất gây dị ứng có thể kích thích màng nhầy trong cổ họng, gây ngứa và ho.
4. Cảm Cúm
Cảm cúm là một bệnh lý phổ biến gây ra bởi virus, thường đi kèm với ho khan hoặc có đờm, ngứa cổ, đau họng, sốt, đau cơ, và mệt mỏi. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cổ họng bị ngứa và gây ra các cơn ho kéo dài.
5. Các Yếu Tố Khác
Hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất, hoặc mắc bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng là nguyên nhân dẫn đến ho ngứa họng.
Cách Trị Ho Ngứa Cổ Họng Tại Nhà
Khi bị ngứa cổ họng ho, bạn có thể thử những phương pháp sau để giảm nhanh triệu chứng khó chịu:
1. Các Loại Dược Liệu Phổ Biến
Dược liệu dân gian từ thiên nhiên thường được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc truyền thống nhờ vào tính hiệu quả và dễ tìm:
Mật Ong: Có đặc tính làm dịu cổ họng và kháng khuẩn, giúp giảm triệu chứng khó chịu.
Chanh: Giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm đau rát, mang lại cảm giác tươi mát.
Gừng: Chống viêm và làm ấm cơ thể, giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Cam Thảo: Giúp giảm ho và làm dịu cổ họng, hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả.
Quất: Tăng cường sức đề kháng và giảm ho, giúp bảo vệ hệ hô hấp.
2. Súc Miệng Với Nước Muối Ấm
Súc miệng bằng nước muối giúp làm sạch vi khuẩn trong cổ họng và giảm viêm, hỗ trợ giảm ho và ngứa rát cổ họng.
Cách dùng: Hòa 1/2 thìa muối vào một cốc nước ấm, súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.
3. Uống Nước Ấm
Nước ấm giúp giữ ẩm và làm dịu cổ họng, giảm cảm giác ngứa và khô rát. Bạn có thể uống nước ấm hoặc pha nước chanh ấm với mật ong để tăng hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn gặp tình trạng nghén, hãy giảm lượng chanh trong nước để tránh kích thích dạ dày.
4. Xông tinh dầu giảm ho cảm
Xông tinh dầu là một trong những phương pháp phổ biến nhất để làm giảm nhanh, cắt đứt các cơn ho. Biện pháp này giúp bạn làm thông thường thở, giảm tình trạng ngạt mũi, khó thở, ngứa rát cổ họng. Sử dụng tinh dầu thường xuyên còn có tác dụng tiêu đờm, cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại tinh dầu phổ biến trong hỗ trợ triệu chứng ho, cảm như: Tinh dầu gừng, tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà,...
5. Nhai Kẹo Ngậm Hoặc Kẹo Bạc Hà
Kẹo ngậm giúp kích thích tiết nước bọt, giữ ẩm cho cổ họng, làm giảm cảm giác ngứa và ho. Chọn các loại kẹo có chứa thành phần tự nhiên như bạc hà để tăng hiệu quả.
6. Dùng Máy Tạo Ẩm
Nếu không khí trong phòng quá khô, sử dụng máy tạo ẩm sẽ giúp giữ độ ẩm không khí, tránh làm khô và kích ứng cổ họng.
7. Tránh Các Tác Nhân Gây Kích Thích
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất, hoặc các chất gây dị ứng có thể làm tình trạng ngứa họng nặng hơn.
8. Nghỉ Ngơi Đầy Đủ Và Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Đảm bảo bạn có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể hồi phục. Ngoài ra tăng cường hệ miễn dịch bằng cách uống đủ nước, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất, tránh xa các chất kích thích và căng thẳng,...
Cách Trị Ho Ngứa Cổ Cho Bà Bầu
Phụ nữ mang thai thường dễ bị ho do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể nhạy cảm với các thay đổi. Dưới đây là một số cách trị ho ngứa cổ họng cho bà bầu an toàn và hiệu quả:
1. Uống Nước Ấm Pha Mật Ong Và Chanh
Mật ong kết hợp với chanh là một trong những phương pháp phổ biến giúp làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng ho cho bà bầu. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ niêm mạc họng, trong khi chanh cung cấp vitamin C tăng cường sức đề kháng và làm sạch cổ họng. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả và được khuyên dùng nhiều trong thai kỳ.
Cách làm: Pha một thìa mật ong với vài giọt chanh vào nước ấm, khuấy đều và uống từ từ vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Nếu bạn đang gặp tình trạng ốm nghén, hương vị chanh có thể khiến cảm giác buồn nôn gia tăng. Trong trường hợp này, bạn có thể giảm lượng chanh hoặc chỉ sử dụng mật ong pha nước ấm.
2. Chữa Ho Cho Bà Bầu Bằng Tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược thiên nhiên giúp kháng viêm, sát khuẩn và tăng cường miễn dịch. Đối với phụ nữ mang thai, tỏi là phương pháp trị ho hiệu quả và lành tính khi sử dụng đúng cách.
Cách làm: Đập dập 2-3 tép tỏi và đun cùng với nước, sau đó uống khi còn ấm. Bạn có thể thêm một chút mật ong để tăng hương vị và hiệu quả.
Lưu ý: Hương vị và mùi của tỏi có thể gây khó chịu đối với những bà bầu bị ốm nghén nặng. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng tỏi với liều lượng nhỏ hoặc chọn những phương pháp khác nhẹ nhàng hơn để tránh làm tăng cảm giác buồn nôn.
3. Chữa Ho Bằng Lê Hấp Đường Phèn
Lê không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, mà còn chứa nhiều chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Lê hấp với đường phèn là một phương pháp truyền thống giúp làm dịu cơn ho, giảm cảm giác đau rát họng, và đặc biệt phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Cách làm: Gọt vỏ lê, bỏ hạt rồi cắt thành miếng nhỏ. Hấp lê cùng một ít đường phèn cho đến khi chín mềm. Bà bầu có thể ăn cả lê và uống nước để đạt hiệu quả tối đa.
4. Tinh Dầu Tràm, Gừng và Khuynh Diệp
Tinh dầu tràm, gừng, và khuynh diệp là ba loại tinh dầu phổ biến được sử dụng để giảm ho, làm ấm cơ thể, và làm thông thoáng đường hô hấp. Sử dụng tinh dầu để xông hơi hoặc xoa bóp sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ho, ngứa rát cổ họng, đồng thời hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho khan hiệu quả.
Cách dùng:
- Pha vài giọt tinh dầu tràm hoặc gừng vào một chậu nước ấm để xông hơi, giúp giảm ho và làm thông đường thở.
- Xoa một lượng nhỏ tinh dầu tràm hoặc gừng lên ngực và cổ để giữ ấm cơ thể và giảm ho.
- Sử dụng tinh dầu khuynh diệp khi xông hơi để làm dịu triệu chứng ngạt mũi.
Tuy đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ báo cáo nào về các triệu chứng, phản ứng của cơ thể về việc sử dụng tinh dầu ở phụ nữ mang thai. Nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu vẫn cần tham khảo và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.
Ho Ngứa Họng Do Covid-19
Ngứa cổ họng và ho là các triệu chứng phổ biến khi mắc COVID-19, đặc biệt nhiều người có thể cảm thấy ho tăng lên khi nằm xuống, gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên như uống nước mật ong ấm, trà gừng, hoặc các loại thảo dược giúp làm dịu đường hô hấp.
Bên cạnh đó, việc giữ ấm cơ thể, sử dụng máy tạo ẩm trong phòng, nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cũng rất hữu ích. Tuy nhiên, trong trường hợp ho dai dẳng hoặc có triệu chứng nặng, hãy tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ và không tự ý sử dụng các biện pháp tại nhà mà không có sự tư vấn y tế.
Tham Khảo 7 Thảo Dược Hỗ Trợ Trị Ho
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tự nhiên và an toàn để giảm ho, các thành phần thảo dược sau có thể giúp hỗ trợ điều trị ho hiệu quả:
1. Quả Quất
Quả quất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho và đau rát cổ họng. Quất thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để trị ho và viêm họng.
2. Tần Dày Lá
Tần dày lá được biết đến với khả năng kháng viêm, long đờm và giảm ho. Đây là một thảo dược tự nhiên được sử dụng phổ biến để trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, và viêm phế quản.
3. Cao Lá Thường Xuân
Lá thường xuân có tác dụng làm dịu các triệu chứng ho, đặc biệt là ho kéo dài và viêm phế quản. Thành phần này giúp làm thông thoáng đường thở và giảm cảm giác ngứa rát ở cổ họng.
4. Cam Thảo
Cam thảo có tác dụng làm dịu cổ họng, kháng viêm và hỗ trợ giảm ho, giảm đờm. Cam thảo được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho lâu đời.
5. Tinh Dầu Tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, kháng khuẩn và giảm ho hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm để xoa lên cổ, hoặc xông hơi để giảm triệu chứng ho.
6. Tinh Dầu Gừng
Gừng là một loại thảo dược có tính ấm, giúp giảm viêm, long đờm và hỗ trợ điều trị ho. Sử dụng tinh dầu gừng để xoa bóp cổ hoặc pha nước ấm với mật ong giúp giảm nhanh các triệu chứng ho và ngứa cổ.
7. Bomerian
Bromelain là một hỗn hợp enzyme proteolytic được chiết xuất từ quả dứa và thân cây dứa, có khả năng phân hủy protein thành các peptide và amino acid nhỏ hơn. Bromelain giúp hỗ trợ làm suy yếu màng tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của chúng. Bromelain còn có khả năng hỗ trợ kháng khuẩn mạnh mẽ đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ?
Mặc dù có nhiều cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà hiệu quả, nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng dưới đây, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị:
- Ngứa cổ họng ho kéo dài hơn 2 tuần mà không thuyên giảm.
- Ho có đờm xanh hoặc vàng, kèm theo sốt, khó thở.
- Ho kèm theo đau ngực, mệt mỏi, khó thở hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Việc nhận biết sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Những biện pháp trên là các cách trị ho ngứa cổ họng an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.